Nguyên nhân chủ quan Lịch_sử_Nga,_1892-1917

Giai cấp công nhân Nga có sự phát triển riêng so với các nước khác. Công nhân Nga phải làm việc 12 tiếng thậm chí đến 17 tiếng mỗi ngày. Điều kiện lao động hết sức tồi tệ lại có mức lương thấp nhất trong các nước tư bản chủ nghĩa do đó công nhân Nga sớm có ý thức đấu tranh cao. Ngoài ra, đa số công nhân Nga tập trung ở các thành phố lớn có lợi cho sự đoàn kết của giai cấp công nhân. Sự phát triển của phong trào công nhân đã đẩy nhanh việc truyền bá chủ nghĩa Marx vào nước Nga. Năm 1903, đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thành lập do Lenin đứng đầu. Từ đó giai cấp vô sản Nga đã có chính đảng là đảng Bolshevick dưới sự lãnh đạo của Lenin. Giai cấp vô sản Nga đã tiến hành cuộc cách mạng Nga 1905 và thất bại nhưng đã mang đến cho họ nhiều kinh nghiệm về mặt tổ chức và tiến hành khởi nghĩa. Lenin đã nói: " Không có cuộc tổng diễn tập 1905 thì cũng không có thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 ". Một điều kiện thuận lợi là giai cấp tư sản Nga yếu cả về kinh tế lẫn chính trị do sự phát triển muộn của chủ nghĩa tư bản Nga, mang tính phụ thuộc cao vào chế độ quân chủ chuyên chế và tư bản nước ngoài do đó giai cấp tư sản Nga không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng và không có đủ khả năng để đàn áp giai cấp vô sản.